TRẢI NGHIỆM TẠI NHÀ MÁY IN TIỀN  ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM- HUYỆN LẠC THỦY- TỈNH HÒA BÌNH

     Ngày 12 tháng 1 năm 2024, trường TH và THCS xã Khoan Dụ tổ chức thành công hoạt động trải nghiệm tham quan, tìm hiểu “ khu di tích lịch sử nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam tại đồn điền Chi Nê, Lạc Thủy, Hòa Bình”.Đây là hoạt động nhằm tuyên truyền giáo dục cho giáo viên và học sinh truyền thống tốt đẹp của cha ông, khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, giáo dục ý thức tôn trọng và bảo vệ di tích lịch sử văn hoá của địa phương, góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 

     Trước khi tham quan khu di tích lịch sử cách mạng Nhà máy in tiền đồn điền Chi Nê - các thầy cô thực hiện Nghi lễ dâng hương trước Chủ tịch HCM & tham quan, trải nghiệm tại khu di tích và bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. 

   

                                                                          Nghi lễ dâng hương

   Tìm hiểu về khu di tích, các em được các cô hướng dẫn viên chia sẻ về lịch sử nhà máy in tiền và những diễn biến lịch sử trong giai đoạn đó, những khó khăn, cơ cực của nhân dân ta; sự nỗ lực, cố gắng từng ngày của những thế hệ cha ông đi trước để chúng ta có ngày hôm nay. Ai cũng chăm chú, lắng nghe và tự hào biết bao nhiêu về truyền thống tốt đẹp của cha ông ta ngày xưa.

   Khu di tích lịch sử cách mạng địa điểm nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê (1946 - 1947)  được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng di tích Quốc gia năm 2007.

    Vào cuối thế kỷ 19 nơi này là khu vực đồn điền cà phê Chi Nê của 1 nhà tỷ phú người pháp Enet Borel. Ông đã bỏ ra trên 40 năm để khai phá và xây dựng nên đồn điền này. Đây là 1 dải đất màu mỡ của huyện Lạc Thuỷ. Đồn điền chiếm tới 7.331 héc ta, với chiều dài 13km, rộng hơn 9km. Cho đến năm 1943, Bô Ren bán lại đồn điền cho gia đình ông bà Đỗ Đình Thiện là nhà tư sản yêu nước Việt Nam với giá 2.000 lượng vàng. Từ khi trở thành tài sản của ông bà Đỗ Đình Thiện, đồn điền Chi Nê là căn cứ cách mạng; nơi dưỡng quân cho các đơn vị trước khi lên đường vào nam chiến đấu; là cơ sở cung cấp lương thực, thực phẩm nơi ăn ở, luyện tập cho các đơn vị lực lượng vũ trang chiến khu 2.Đồn điền chi nê còn là Binh trạm cho các đơn vị giải phóng quân; vệ quốc đoàn; Trạm giao liên nơi dừng chân của nhiêu cán bộ cao cấp của Đảng và nhà nước. Riêng vụ lúa thu năm 1946 ông bà Thiện đã ủng hộ 200 tấn thóc để nuôi quân đó là toàn bộ sản lượng thu hoạch từ đồn điền Chi Nê.

Sự hình thành và hoạt động của nhà máy in tiền đầu tiên của nước VN DCCH bắt đầu từ những ngày đầu mới thành lập 2- 9- 1945 nước VN DCCH đã phải đối mặt với sự bao vây, chống phá quyết liệt về mọi mặt của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động..v..v...

 

Cô hướng dẫn viên chia sẻ về  hoàn cảnh ra đời nhà máy in tiền

và những khó khăn lúc bấy giờ.

    Những đồng tiền được in ấn và phát hành tại đồn điền Chi Nê lúc bấy giờ bao gồm các mệnh giá 5đ- 10đ- 20đ- 50đ. Và 100đ là mệnh giá lớn nhất thuộc bộ tiền tài chính đầu tiên được in tại Chi Nê với tên gọi con trâu xanh là biểu tượng của ý chí đoàn kết vượt lên mọi gian khổ của tập thể cán bộ công nhân nhà máy in tiền những năm đầu thành lập và những cống hiến đóng góp hằng tâm hằng sản vô bờ bến của gia đình doanh nhân ông Đỗ Đình Thiện. Mẫu giấy bạc này mang chủ đề, chủ đạo diệt giặc đói, 1 trong 3 thứ giặc thời đó là giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm với hình chủ đạo con trâu xanh.

    Sau hoạt động tìm hiểu, các em còn được tham gia trả lời các câu hỏi về lịch sử nhà máy in tiền và phần thưởng của các con khi trả lời đúng đó chính là những tờ tiền có các mệnh giá 5đ- 10đ- 20đ- 50đ. Các con ai cũng hứng thú và tích cực giơ tay trả lời các câu hỏi. Bày tỏ lòng biết ơn và niềm tự hào của mình đoàn học sinh trường TH và THCS xã Khoan Dụ còn mang đến những lời ca tiếng hát, những tiết mục giao lưu văn nghệ về Bác Hồ, về lòng yêu nước nồng nàn của mình.

Một số hình ảnh: học sinh tham gia trả lời câu hỏi

Học sinh tham quan khu vận hành máy móc

     Khu di tích lịch sử, trưng bày những đồng tiền đã được in ấn và phát hành tại nhà máy in tiền. Các em được tham quan khu sản xuất, các máy móc và cách vận hành, cách làm việc của nhân dân ta.

     Chuyến tham quan  trải nghiệm  khu tích lịch sử nhà máy in tiền này vô cùng thiết thực và ý nghĩa. Các em từ những bài học Lịch sử, Tiếng việt,... các em được tận mắt chứng kiến, được trải nghiệm thực tế, học hỏi được rất nhiều điều vô cùng lí thú và bổ ích. Qua hoạt động trải nghiệm đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên và các em học sinh về truyền thống tốt đẹp của cha, ông hình thành lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, có ý thức tôn trọng bảo vệ các di tích Văn hoá, Lịch sử địa phương. Buổi ngoại khoá còn là động lực để giúp các em không ngừng tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu học tập xứng đáng với truyền thống của quê hương Lạc Thủy anh hùng.

                                                                                       Tác giả: Đỗ Thị Ngọc Hà

Nội dung khác

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Ý KIẾN PHẢN HỒI

MỌI Ý KIẾN PHẢN ÁNH VUI LÒNG LIÊN HỆ:

HOTLINE :

EMAI :

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay : 24
Hôm qua : 14
Tất cả : 14584